Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phim cách nhiệt ô tô, giá từ khoảng vài triệu tới hơn chục triệu đồng khi dán cả xe. Hầu hết loại phụ kiện này đều được quảng cáo có khả năng làm mát khi đi trời nắng. Tuy nhiên khách hàng cần lựa chọn cơ sở dán phim uy tín để tránh phim giả, nhái. Bên cạnh đó, chủ xe cũng cần quan tâm đến các thông số của phim để đạt được hiệu quả cách nhiệt như mong muốn.
4 Thông Số Cần Quan Tâm Khi Dán Phim Cách Nhiệt Ô Tô
Độ truyền sáng – VLT (Visible Light Transmittance)
Là thuật ngữ để chỉ lượng ánh sáng truyền qua tấm kính sau khi dán phim. Kính màu càng tối hơn thì có tỷ lệ truyền ánh sáng thấp hơn.
Thông số này cao nhất ở phim dán trên kính lái, giảm dần về phía kính sườn trước, kính sườn sau, kính lưng và cửa sổ trời (nếu có). Phim có độ xuyên sáng thấp thường chống nóng tốt hơn và ngược lại.
Độ truyền sáng trong khoảng 60 – 70% là đảm bảo an toàn.
Khả năng ngăn chặn tia tử ngoại – UVR (Ultraviolet Rejection)
Trong ánh sáng mặt trời có rất nhiều tia gây hại, đặc biệt là tia UV, tiếp xúc lâu dần với tia UV sẽ gây các bệnh về da và mắt. UVR là thuật ngữ để chỉ lượng tia UV bị từ chối, bị ngăn cản lại không truyền qua kính sau khi hoàn thành lắp đặt lên cửa kính. Tỷ lệ UVR càng cao có nghĩa rằng lượng tia cực tím bị ngăn cản càng lớn. Đa phần các loại phim cách nhiệt trên ô tô đều có tỷ lệ từ 98% – 100% và duy trì lâu dài.
Khả năng cản tia hồng ngoại – IRR (Infrarecd Rejection)
Tia hồng ngoại không nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng sẽ làm cho người ngồi trong xe cảm thấy nóng bức, khó chịu, ngột ngạt, mang sức nóng chiếm tỷ lệ khoảng 52% trong tổng năng lượng mặt trời. IRR là thuật ngữ để chỉ lượng tia hồng ngoại bị cản lại sau khi dán phim cho cánh cửa. Tỷ lệ ngăn cản loại tia này càng lớn càng chỉ ra rằng tấm phim có khả năng hấp thu sức nóng tốt hơn.
Các chủ xe nên lưu ý lựa chọn phim cách nhiệt có chỉ số IR từ 65% trở lên để hiệu quả chống nóng của phim được phát huy tối đa.